Hiện nay, nền kinh tế thị trường có nhiều cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh một số công ty hoạt động hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận thì còn có các công ty hoạt động không hiệu quả, thua lỗ dẫn đến việc phải bán lại công ty cho những công ty lớn hơn. Công ty thu mua lại sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh của công ty cũ. Hoạt động này sẽ giúp bên mua mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng nhiều lợi nhuận hơn. Vậy như thế nào là mua bán doanh nghiệp? Dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp nào uy tín, chất lượng? Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này!

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Tìm hiểu mua bán doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiêp là gì? Mua bán doanh nghiệp chính là chủ sở hữu doanh nghiệp đó chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc phần vốn góp, cổ phần chi phối cho bên nhận chuyển nhượng. Chính vì thế, bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu một phần hoặc sở hữu toàn bộ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bên nhận chuyển nhượng còn có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi được mua lại. 

 

Tư vấn mua bán doanh nghiệp 1

Các hình thức mua bán doanh nghiệp

Bạn đã biết được khái niệm mua bán doanh nghiệp và mua bán công ty. Vậy mua bán doanh nghiệp có những hình thức nào? Dưới đây là một số hình thức mua bán doanh nghiệp. 

  • Mua vào bán toàn bộ doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần 
  • Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH 

Quy trình mua bán doanh nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu những hình thức mua bán doanh nghiệp. Tiếp đến, để có thể thực hiện mua bán bạn cần phải biết các quy trình mua bán doanh nghiệp. Quy trình của tư vấn mua bán doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Tư vấn mua bán doanh nghiệp 2 

Đánh giá và xem xét doanh nghiệp mục tiêu 

Bước này rất quan trọng với người mua vì nó quyết định sự thành công của thương vụ mua bán. Để có thể xem xét và đánh giá một cách chính xác. Doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc như xem lại các báo cáo tài chính, các khoản thu chi, cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, địa điểm kinh doanh, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hình ảnh của công ty, giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh. 

Đàm phán giá, định giá trong tư vấn mua bán doanh nghiệp

Sau khi đã xem xét và đánh giá doanh nghiệp một cách tổng thể. Bước tiếp theo cần làm là định giá và đàm phán giá doanh nghiệp mục tiêu. Dưới đây là các bước định giá doanh nghiệp mục tiêu bạn cần phải lưu ý. 

  • Lựa chọn các phương thức để thực hiện thương vụ mua bán doanh nghiệp 
  • Xác định các khoản tài chính cho thương vụ mua bán doanh nghiệp 
  • Đàm phán giá cả 
  • Tiến hành thương lượng theo điều khoản hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

Dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp, công ty của tuvandinhcao.com

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp, công ty nhưng chưa biết địa điểm cung cấp dịch vụ tư vấn uy tín, chất lượng. Hãy tìm hiểu dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp của tuvandinhcao.com. Để lựa chọn được một đơn vị tư vấn mua bán doanh nghiệp hiệu quả với ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm mua bán công ty, doanh nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ hết mình trong lĩnh vực mua bán, chuyển nhượng doanh nghiệp. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp dự báo được những rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh. Góp phần giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn. Thu được nhiều lợi nhuận hơn so với ban đầu. 

 

Tư vấn mua bán doanh nghiệp 3

Khi sử dụng dịch vụ của Tư vấn đỉnh cao, quý khách hàng luôn an tâm vì chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.  Chứng tôi sẽ luôn hướng dẫn bạn các thủ tục mua bán doanh nghiệp. Với mục đích khiến cho thương vụ mua bán doanh nghiệp trở nên dễ dàng, đơn giản. Bên cạnh đó, tuvandinhcao.com là địa điểm cung cấp những dịch vụ chất lượng tốt làm gia  tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến dịch vụ vượt trên cả mong đợi của bạn. 

Lưu ý trước khi mua bán doanh nghiệp

Bên cạnh việc cần phải nắm rõ các thủ tục mua bán doanh nghiệp thì bạn cần lưu ý các điều sau trước khi mua bán doanh nghiệp 

Điều kiện về tiếp cận thị trường

Đối với thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới với một bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài. Mỗi quốc gia thường đặt ra các điều lệ nhất định. Điều này để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong các cuộc giao dịch mua bán doanh nghiệp hay những hạn chế trong quá trình thực hiện mua bán doanh nghiệp. Các quy định này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật chuyên ngành mà Việt Nam đã ký kết và ban hành. Bạn có thể tham khảo các điều kiện này trên cổng thông tin về đăng ký kinh doanh đối với ngành nghề mình đã tham gia. 

Liên quan đến pháp luật cạnh tranh của dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp mang tính tập trung kinh tế. Trong cùng một thị trường nếu một doanh nghiệp lớn thâu tóm hết các doanh nghiệp khác. Chắc chắn rằng sức mạnh thị trường sẽ do doanh nghiệp này nắm giữ. Gây ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng bằng cách chi phối để trục lợi, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Vì vậy, trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp, doanh nghiệp cần gửi hồ sơ tập trung kinh tế lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để được đánh giá sơ bộ. 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài 

Khi thực hiện thương vụ mua bán doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. 

 

    Hỗ trợ giải đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *